Bị hói đầu khi còn trẻ phải làm sao?

Hói đầu rụng tóc là căn bệnh mà nhiều người thường nghĩ rằng nó chỉ xảy ra đối với những người trung niên hay lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay với lối sống sinh hoạt không lành mạnh cũng như nhiều tác nhân môi trường độc hại thì người trẻ cũng xuất hiện tình trạng hói đầu nghiêm trọng. Vậy bị hói đầu khi còn trẻ phải làm sao?

Nguyên nhân bị hói đầu khi còn trẻ

Bị hói đầu khi còn trẻ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng quy lại chúng ta có hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân bên trong và bên ngoài.

- Nguyên nhân bên trong gồm các tác nhân như hệ gen, bệnh lý…

- Nguyên nhân bên ngoài có thể đến từ các chế độ sinh hoạt thiếu hợp lý, do môi trường sống và làm việc chứa nhiều chất độc hại.

Cụ thể trong các yếu tố sau:

1. Yếu tố di truyền từ gia đình

Đây là nguyên nhân chính đầu tiên, bởi mỗi chúng ta sẽ đều nhận từ bố mẹ một hệ gen nhất định. Các hệ gen này làm việc và quy định một cấu trúc tế bào trong cơ thể chúng ta. Điều này có nghĩa nếu bố mẹ hoặc ông bà bị hói thì khả năng bạn cũng sẽ bị hói rất cao.

2. Mất cân bằng về hormone

Đối với những người đang trong quá trình trưởng thành, giai đoạn dậy thì hay mang thai, sau khi sinh nếu không có chế độ sinh hoạt hợp lý, các bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng đến việc phát triển bình thường của các tế bào và cơ quan, trong đó tóc sẽ ảnh hưởng ít nhiều, khiến chúng yếu hơn và gãy rụng dẫn đến hói đầu.

3. Thiếu sắt gây thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc, bởi vì sắt có liên quan đến ribonucleotide reductase – đây là một loại enzyme có liên quan tới sự phát triển của nang tóc. Đối với người trẻ ăn uống thất thường, không bổ sung đủ dinh dưỡng vì vậy khiến mái tóc bị thiếu chất dẫn đến rụng tóc, hói đầu.

4. Stress, căng thẳng

Các áp lực từ gia đình, xã hội, căng thẳng stress do học tập, làm việc cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề hói ở người trẻ. Nó làm cho việc cung cấp dưỡng chất nuôi cho tóc bị ức chế và chậm lại, các tế bào nang tóc không được phát triển và tái tạo dẫn đến tóc gãy rụng.

Xem thêm: 3 Cách làm trán bớt dô an toàn và hiệu quả

5. Các vấn đề về bệnh lý da đầu

Một số các bệnh lý về da đầu như vẩy nến, nấm đầu… sẽ khiến chân tóc bị tổn thương gây rụng tóc, hói đầu. Tình trạng này nếu không điều trị dứt điểm thì tóc rất khó có thể phục hồi.

Ngoài ra, bị rụng tóc hói đầu khi còn trẻ cũng có thể là do các nguyên nhân khác như: dị ứng với dầu gội, lạm dụng chất hoá học để làm đẹp tóc, stress căng thẳng kéo dài hay do bạn đang phái điều trị bằng thuốc, hoá trị, xạ trị để chữa bệnh.

6. Sinh hoạt mất cân bằng

Cuộc sống hiện nay người trẻ thường có nhiều thói quen không hề tốt như thức quá khuya, ngủ ít khiến cơ thể mệt mỏi đây chính là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến việc bị hói đầu khi còn trẻ. Điều này ảnh hưởng lên thần kinh não bộ rất nhiều, lâu dần gây ra một áp lực rất lớn dẫn đến kiềm hãm sự phát triển của tóc, tóc không mọc mới được. Nếu tình trạng này kéo dài, tóc sẽ thưa và hói dần theo thời gian.

7. Lạm dụng hóa chất

Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của các bạn trẻ ngày càng tăng cao, việc sở hữu một mái tóc khác lạ hoặc màu sắc sáng hơn trở thành xu hướng chung. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều, uốn, nhuộm tẩy tóc thường xuyên, không cho tóc nghỉ ngơi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nang tóc khiến tóc rụng nhiều hói đầu và tồi tệ hơn là bị ung thư da đầu hết hoàn toàn mái tóc.

Vậy bị hói đầu khi còn trẻ phải làm sao?

Nhiều người bị hói đầu khi còn trẻ thường nhầm tưởng rằng mình có thể cải thiện tình trạng này bằng các phương thức như: Dùng thuốc, dầu gội dược liệu, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên… Tuy nhiên các phương pháp này rất vô thưởng vô phạt, khi đã bị hói đầu lâu năm hay hói còn trẻ do di truyền thì không mang lại hiệu quả.

Đối với hói đầu khi còn trẻ muốn cải thiện phải thay đổi thói quen sinh hoạt và can thiệp y tế bằng các cách sau:

1. Thay đổi thói quen

- Ngủ đủ giấc:

Bạn cần ngủ đủ giấc vào mỗi đêm trung bình khoảng 7 đến 8 giờ, khi cơ thể ngủ đủ giấc sẽ giúp hormone giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và tự chữa lành sau một ngày căng thẳng ở tất cả các cơ quan sẽ nhanh chóng giúp tình trạng hói đầu khi còn trẻ.

- Cải thiện chế độ dinh dưỡng:

 Bên cạnh đó cần quan tâm bổ sung thêm vitamin tổng thể, nhưng đặc biệt là vitamin B và E, bổ sung nhiều khoáng chất trong chế độ ăn của mình cùng các loại thực phẩm và chất bổ sung bằng kẽm, sắt, magie…

- Sử dụng thuốc cân bằng nội tiết:

 Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác nhau để thúc đẩy sự tái phát triển của tóc hoặc tác động đến hệ miễn dịch. Tuy nhiên, một vài loại thuốc có thể mang lại hiệu quả hồi phục, nhưng chúng không có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành những mảng hói mới.

- Sử dụng tinh dầu dưỡng tóc:

Những tác động từ công việc ngoài trời sẽ khiến tóc dễ bị hư tổn, vì vậy bạn nên chăm sóc đúng cách, sử dụng tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu bưởi… massage da đầu hàng tuần sẽ cải thiện tình trạng tóc xơ rối, gãy rụng, ngăn ngừa rụng tóc hói đầu.

2. Sử dụng phương pháp công nghệ cao

Cấy tóc là phương pháp giúp cả nam và nữ giới khắc phục được tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay.

Bạn sẽ được lấy chính các nang tóc khỏe mạnh ở vùng sau gáy bóc tách tỉ mỉ, cẩn thận để cấy vào vùng bị hói đầu, thiếu tóc. Quá trình thực hiện cấy tóc nhanh chóng chỉ 3 đến 6 giờ mà không phải nằm viện, ít xâm lấn, không chảy máu, không đau và không để lại sẹo. Đặc biệt sau khi cấy tóc 2 đến 5 tháng các nang tóc nhanh chóng ổn định và phát triển sẽ không bị rụng trở lại, chấm dứt hoàn toàn tình trạng rụng tóc cho bạn mái tóc chắc khỏe, tự nhiên.

Xem thêm một số hình ảnh cấy tóc tự thân trị hói của Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/

Bí quyết chăm sóc tóc cho người bị hói đầu khi còn trẻ

Bị hói đầu khi còn trẻ việc chăm sóc tóc được quan tâm hàng đầu, để giảm thiểu tóc rụng và bảo vệ vùng da đầu, kích thích tóc mọc thì bạn cần tham khảo các cách sau:

- Nên gội đầu 2 – 3 lần/ tuần. Nam giới có thói quen gội đầu hàng ngày cũng khiến cho mái tóc bị yếu và dễ gãy rụng hơn.

- Nên lựa chọn các sản phẩm gội đầu có tính nhẹ dịu, độ pH trung tính.

- Nên sử dụng mũ, ô khi ra ngoài, khi bị hói phần đầu và da đầu không có tóc bảo vệ. Lúc này các tia cực tím sẽ dễ dàng tiếp xúc và gây tác động xấu tới sức khỏe, làm lão hóa da đầu khiến các nang lông bị thoái hóa.

- Bổ sung vitamin A, B, C, D, E, kẽm và các khoáng chất để cơ thể có đủ dinh dưỡng nuôi tóc.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia, cafe, thuốc l, các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.

- Tránh bị căng thẳng lo âu trong một thời gian dài

- Tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể trao đổi chất tốt.

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người trẻ có nguy cơ cao bị hói đầu. Vì vậy trên đây là những phương pháp khắc phục tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ. Đồng thời bạn cũng không nên chủ quan, hãy thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất giúp mái tóc chắc khỏe.

 Xem thêm: Cấy tóc thu gọn trán giá bao nhiêu tiền?