Chân tóc yếu phải làm sao? Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Chân tóc yếu phải làm sao? Không ít người đi tìm giải pháp khắc phục tình trạng tóc gãy rụng và mong muốn có mái tóc chắc khỏe, óng ả. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Vai trò quan trọng của chân tóc

Bạn nên biết, cấu tạo của tóc gồm có thân tóc và chân tóc. Trong đó, chân tóc nằm trong lớp dưới cùng của da đầu. Nó được nuôi dưỡng bằng rất nhiều mạch máu nhỏ li ti truyền các chất dinh dưỡng nuôi tóc và giúp mái tóc mọc dài ra. Đồng thời, nó cũng giữ vai trò quyết định đến sức khỏe của mái tóc, khẳng định tóc khỏe hay yếu. Chân tóc được xem là phần “sống” của mái tóc có sự trao đổi hóa sinh.

Bên cạnh đó, phần nang tóc gồm có tuyến dầu (cung cấp độ ẩm giúp tóc mềm mượt) và những sợi cơ nhỏ (cố định sợi tóc vào da đầu, giúp tóc chắc khỏe). Vì thế, chân tóc khỏe mạnh sẽ giúp mái tóc có độ dày, bóng mượt và ngăn chặn các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến tóc. Ngược lại, chân tóc yếu sẽ khiến tóc hư tổn, khô xơ và dễ bị gãy rụng.

Nguyên nhân khiến chân tóc yếu

Nếu quá trình trao đổi chất giữa các mạch máu ở chân tóc bình thường thì tóc sẽ phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng, nếu tóc rụng thì có nghĩa chân tóc bị yếu. Bạn hãy xem xét đến một số nguyên nhân sau đây:

1. Rối loạn nội tiết tố

Mỗi sợi tóc được hình thành và phát triển đều chịu tác động lớn của một số hormone nội tiết. Sự tăng giảm bất thường sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến mái tóc dễ bị gãy rụng, hư tổn.

Trong đó, sự gia tăng hormone Dihydro Testos.terone (DHT) chiếm đến 80% nguy cơ rụng tóc, hói đầu ở cả nam giới lẫn nữ giới. Bởi vì, DHT kết hợp với một số thụ thể đặc biệt tại nang tóc sẽ khiến cho chân tóc kém phát triển, teo dần và rụng tóc nhiều.

Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng bị rối loạn nội tiết tố. Nếu không chú ý đến tình trạng rụng tóc cũng rất dễ dẫn tới hói đầu.

2. Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể bạn phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nếu bạn ăn kiêng hoặc không đầy đủ sẽ dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất. Điều này cũng ảnh hưởng đến mái tóc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 95% dưỡng chất nuôi tóc cung cấp từ máu. Thiếu dưỡng chất sẽ khiến tuần hoàn máu kém, khí huyết khó lưu thông, ảnh hưởng đến việc nuôi các nang tóc.

Một số chất có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của sợi tóc như: biotin (vitamin H hoặc vitamin B7), vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm, đồng, protein… Nếu bổ sung thiếu những chất này, chân tóc sẽ yếu và dễ gãy rụng.

Xem thêm: Tuyển thủ ProE - Trần Quang Hiệp cấy tóc tự thân “tút” lại vẻ điển trai

3. Chăm sóc tóc không đúng cách

Ai cũng muốn mình có một mái tóc chắc khỏe và bồng bềnh, tạo kiểu sang chảnh. Thế nhưng, chăm sóc tóc sai cách cũng là nguyên nhân khiến chân tóc yếu và gây ra tình trạng rụng tóc.

1. Gội đầu quá nhiều hoặc quá ít

- Gội đầu hàng ngày sẽ khiến mất đi dưỡng chất tự nhiên trên da đầu. Đặc biệt, càng những người có da đầu nhờn gội đầu thường xuyên sẽ khiến lượng dầu tiết ra nhiều hơn. Chân tóc yếu sẽ nhanh rụng hơn.

- Gội tóc quá ít khiến da đầu bẩn, tóc sẽ bết dính, ảnh hưởng đến quá trình dẫn dưỡng chất nuôi tóc

- Tốt nhất 1 tuần chỉ nên gội đầu 2-3 lần

2. Lạm dụng các sản phẩm chăm sóc tóc

- Uốn, sấy, ép, nhuộm là sử dụng hóa chất lên mái tóc, đồng thời phải chịu tác động nhiệt khiến tóc nhanh bị hư tổn hơn.

- Tạo kiểu thường xuyên cũng khiến tóc không kịp phục hồi dẫn đến chân tóc yếu và teo dần.

- Sử dụng các loại dầu gội đầu có tính tẩy mạnh sẽ khiến tóc ngày càng yếu hơn.

- Chế độ sinh hoạt không hợp lý, dễ stress

Thức khuya, làm việc quá độ gây căng thẳng mệt mỏi hoặc stress kéo dài cũng là nguyên nhân khiến mái tóc của bạn bị tổn thương. Bởi vì khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra chất teleogen eflu.vium. Dần dần, nó gây rối loạn quá trình tạo sừng, keratin khiến chân tóc yếu hơn. Đồng thời, stress cũng thúc đẩy quá trình rụng tóc nhanh và trầm trọng hơn.

Chân tóc yếu phải làm sao?

Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi vì chân tóc yếu sẽ khiến tóc rụng, mái tóc thưa dần, thậm chí là hói đầu. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy áp dụng một số phương pháp sau:

1. Chăm sóc tóc từ những việc đơn giản nhất

- Sử dụng loại dầu gội phù hợp với chất tóc, nên chọn dầu gội thảo dược tự nhiên

- Gội đầu 2-3 lần/tuần, không chà xát mạnh lên da đầu. Massage nhẹ nhàng kích thích lưu thông máu

- Không chải tóc khi ướt, nên để tóc khô tự nhiên, hạn chế dùng máy sấy tóc

- Không đi ngủ khi tóc đang ướt

- Không buộc tóc quá chặt

2. Tăng cường dinh dưỡng nuôi mái tóc

Bạn nên xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày đa dạng các nhóm thực phẩm. Đặc biệt là bổ sung những nhóm sau:

- Protein (chất đạm):

Protein có vai trò cực kỳ quan trọng cấu tạo thành tóc. Nếu không cung cấp đầy đủ chất đạm trong thực đơn hàng ngày sẽ khiến tóc khô, dễ đứt gãy. Thậm chí lượng protein cung cấp ít cũng khiến tóc rụng và khó mọc trở lại.

Một số thực phẩm chứa nhiều protein như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa, đậu và các loại hạt …..

- Biotin (Vitamin H hoặc Vitamin B7):

Biotin là một vitamin B tan trong nước. Chất này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tóc, da và móng tay. Nếu gặp phải tình trạng tóc mỏng hoặc rụng tóc, biotin ngăn rụng tóc có thể hỗ trợ tóc mọc dày trở lại.

Các loại thực phẩm giàu biotin có thể kể đến như ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng, các loại đậu (đậu phộng, đậu nành, đậu hà lan…); các loại hạt (hướng dương, óc chó, hạnh nhân…), quả hạch, khoai lang, nấm, chuối, bông cải xanh, bơ…

- Sắt:

Như chúng ta đã biết, sắt là khoáng chất rất quan trọng của máu. Hơn nữa, chân tóc và nang lông lại lấy chất dinh dưỡng trong máu để nuôi từng sợi tóc. Vì thế, nó là chất rất quan trọng. Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu chất và dễ bị rụng tóc.

Bạn có thể cung cấp sắt bằng một số thực phẩm sau: thịt đỏ, thịt gà, rau chân vịt, bông cải xanh, xà lách,....

- Vitamin C:

Để sắt được hấp thu tối đa thì cần phải có vitamin C. Nó sẽ giúp tăng cường hệ mạch máu nuôi dưỡng cho tóc chắc khỏe. Bạn có thể tìm nguồn vitamin C dồi dào trong các loại trái cây như: quả việt quất, ổi, kiwi, cam, đu đủ, dâu tây…

- Vitamin A

Để tạo ra chất nhờn từ các tuyến bã nhờn của lông tóc không thể thiếu được vitamin A. Nó được ví như một loại dầu xả tự nhiên cho da đầu khỏe mạnh. Thiếu Vitamin A sẽ khó tạo được chất nhờn. Bạn sẽ cảm nhận được da đầu khô ngứa và tóc trở nên xơ xác, dễ gãy rụng.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin A là các củ quả màu cam đỏ như cà rốt, bí ngô, gấc, khoai lang…

- Kẽm:

Thiếu kẽm có thể là tác nhân dẫn đến rụng tóc và khô da đầu. Ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, hàu, thịt bò, trứng… là các thực phẩm có chứa một lượng kẽm phong phú cho cơ thể.

3. Liệu trình chăm sóc tóc chuyên sâu

Đối với những trường hợp chân tóc yếu và tình trạng rụng tóc kéo dài, ngoài chế độ ăn uống và chăm sóc tóc đúng cách, các bạn nên sử dụng liệu trình chăm sóc tóc chuyên sâu.

Hiện tại, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế đang áp dụng phương pháp chăm sóc tóc với 12 bước chuyên sâu. Trong đó, sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại, kết hợp giữa Đông và Tây y, đảm bảo tính an toàn, nuôi dưỡng chân tóc, phục hồi những vùng tóc hư tổn.

Bên cạnh đó trong đời sống sinh hoạt hằng ngày bạn nên hạn chế thức khuya, ngủ đúng giờ, đủ giấc, thường xuyên thư giãn đầu óc… Đồng thời nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết giúp nuôi dưỡng tóc ổn định. Nên nhớ uống 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Chúng tôi vừa chia sẻ giúp các bạn thông tin về vấn đề Chân tóc yếu phải làm sao? Hy vọng bạn đã tìm được phương pháp thích hợp để giúp lấy lại mái tóc chắc khỏe. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về liệu trình chăm sóc tóc hãy liên hệ ngay 024.3219.1111 đội ngũ chuyên gia và bác sĩ của Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Xem thêm: Khám rụng tóc ở bệnh viện nào tại Hà Nội & HCM