Bạn đang buồn phiền không biết vì sao bị ngứa và rụng lông mày? Nhiều lúc còn cảm thấy mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông. Đừng chủ quan vì có thể đây chính là lời cảnh báo cho những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại mà bạn không ngờ tới. Vậy ngứa và rụng lông mày làm sao để khắc phục bạn hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Ngứa và rụng lông mày là dấu hiệu của bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị ngứa và rụng lông mày như bệnh vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, zona,… Tùy thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị phù hợp.
1. Biến chứng của dịch vụ làm đẹp
Các phương pháp thẩm mỹ như phun xăm, điêu khắc hỏng hay tẩy, nhổ hay cạo lông mày sai cách có thể khiến vùng da quanh lông mày bị kích ứng. Nhiều trường hợp bị sưng tấy, ngứa nhẹ, rụng lông mày, thậm chí nhiễm trùng da.
2. Viêm da tiết bã
Nhiều người nghĩ viêm da tiết bã chỉ có ở da đầu. Nhưng nó cũng xuất hiện ở vùng lông mày với các triệu chứng sau: Các mảng da quanh lông mày chuyển vàng hoặc trắng, bong tróc, ngứa rát, nhờn và sưng đỏ. Tuy các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể nhưng những người mắc bệnh Parkinson hoặc HIV có nguy cơ bị viêm da tiết bã cao hơn người bình thường.
3. Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện trên mặt, nhất là vùng lông mày. Nó gây ra ngứa và rụng lông mày, có nhiều vảy màu bạc. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này như nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc, chấn thương da,...
4. Bệnh zona
Đây là một bệnh phát ban gây ngứa và rụng lông mày. Tình trạng phát ban kèm mụn nước đóng vảy xuất hiện 7 - 10 ngày và biến mất sau 2 - 4 tuần. Các triệu chứng kể đến như ngứa da, đau đầu, sốt, ớn lạnh, đau dạ dày.
5. Viêm da tiếp xúc
Một bệnh về da xảy ra khi bạn tiếp xúc với chất gây kích ứng. Triệu chứng như ngứa và rụng lông mày, bong tróc vảy xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Tác nhân gây dị ứng phổ biến như nước hoa, kim loại, hóa mỹ phẩm,...
6. Bị chấy
Chấy thường sống trên da đầu nhưng một số trường hợp chúng di chuyển xuống vùng lông mày. Loại ký sinh trùng này ăn máu người và lây lan trực tiếp khi tiếp xúc. Chúng cắn gây ngứa và khi bạn đưa tay lên gãy rất dễ khiến lông mày rụng.
7. Bệnh tiểu đường
Các vấn đề về da phổ biến có thể gây ngứa ở người bị tiểu đường gồm: viêm nang lông có thể gây kích ứng, ngứa quanh lông mày, nhiễm nấm, tuần hoàn kém gây ngứa khắp cơ thể,...
Ngứa và rụng lông mày làm sao để khắc phục?
Nếu tình trạng ngứa và rụng lông mày kéo dài trong một khoảng thời gian dài và ngày càng nghiêm trọng thì bạn phải tới ngay các phòng khám chuyên khoa uy tín để kiểm tra, xét nghiệm, làm rõ nguyên nhân. Việc điều trị ngứa và rụng lông mày sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân bạn mắc phải.
1. Điều trị phản ứng với các biện pháp làm đẹp
Trường hợp nhẹ, bị kích ứng hoặc viêm có thể dùng đá để chườm và làm dịu da. Lưu ý là bọc đá vào khăn sạch và mềm để tránh làm tổn thương vùng da nhạy cảm quanh mắt.
2. Điều trị viêm da tiết bã
Bác sĩ sẽ chỉ định và kê đơn thuốc chống nấm/kháng sinh để điều trị. Hiện cũng có nhiều loại dạng kem bôi tại chỗ và thuốc uống. Các loại thuốc sinh học hay liệu pháp điều trị ánh sáng sẽ được chỉ định nếu tình trạng nghiêm trọng.
3. Điều trị vảy nến
Thuốc steroid thường được bác sĩ kê đơn để điều trị các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, vùng da quanh mắt rất nhạy cảm nên hãy sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể sử dụng kem hoặc thuốc mỡ với liều lượng thấp để không gây kích ứng mắt.
Nếu tình trạng của bạn khá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm, steroid đường uống/bôi hoặc liệu pháp ánh sáng. Ngoài ra cũng nên giảm căng thẳng, có chế độ ăn uống khoa học và sử dụng thuốc đều đặn để tránh kích hoạt tình trạng vẩy nến.
4. Điều trị zona
Zona khó có thể điều trị hoàn toàn, một số biện pháp giảm triệu chứng như kê các loại thuốc kháng vi-rút, corticosteroids, thuốc tê,… Thông thường, bệnh zona kéo dài 2 - 6 tuần và hầu hết chỉ có 1 đợt bùng phát.
5. Điều trị chấy
Bạn có thể điều trị chấy bằng kem dưỡng permethrin 1% hoặc các sản phẩm có chứa hỗn hợp pyrethrin và piperonyl butoxide. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê cho bạn thuốc bôi và dầu gội để trị chấy. Cụ thể là các sản phẩm có chứa thành phần gồm rượu benzyl, ivermectin hoặc malathion.
6. Đến kiểm tra tại các bệnh viện, phòng khám
Khi bạn nhận thấy hiện tượng ngứa và rụng lông mày nhiều, đã sử dụng các biện pháp khắc phục nhưng không hiệu quả thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên về chăm sóc lông tóc để kiểm tra và được hướng dẫn điều trị.
Hiện nay Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là địa chỉ uy tín chuyên điều trị các bệnh về lông tóc hiệu quả hàng đầu được hàng ngàn người lựa chọn. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra nang lông để chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị hữu hiệu nhất giúp bạn lấy lại hàng lông mày đẹp như mong muốn.
Đối với những trường hợp rụng lông mày nhiều không mọc lại được, không có lông mà hoặc lông mày thưa khuyết bẩm sinh sẽ được các bác sĩ tại đây điều trị bằng phương pháp cấy lông mày tự thân. Sau khi cấy các nang lông sống sót sẽ mọc ra từng sợi lông mày khỏe mạnh, có đầy đủ tất cả các đặc điểm vốn có của lông tóc, ở vị trí mới sẽ tiếp tục sinh trưởng, hơn nữa còn có thể duy trì cả đời. Thủ thuật cấy lông mày là một hạng mục được chỉ định của bộ y tế, cần được tiến hành rất tỉ mỉ cẩn thận.
Tham khảo hình ảnh cấy lông mày tự thân của Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-long-may/
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Ngứa và rụng lông mày làm sao để khắc phục? Cũng như những bệnh thường gặp phải ở lông mày mà bạn nên chú ý để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu còn thắc mắc gì thì bạn hãy gọi ngay 0243 219 1111 đội ngũ bác sĩ của Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế sẽ giải đáp chi tiết cho bạn nhé!