Tóc bị hói ở trán là tình trạng rụng tóc xuất hiện ở cả nam và nữ giới, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bị hói vùng trán trở nên tự ti bởi diện mạo kém thẩm mỹ của mình. Vậy tóc bị hói ở trán phải làm sao? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân tóc bị hói ở trán
Hói trán có biểu hiện rụng tóc phần trước và vùng thái dương, sau đó lan rộng ra cả phía đỉnh đầu. Thông thường hói trán xuất phát từ các nguyên nhân
- Di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân cốt yếu gây nên tình trạng rụng tóc hai bên thái dương mà là thủ phạm chính gây ra tình trạng hói 2 bên trái ở nam giới.
Nếu gia đình bạn có bố hoặc mẹ mắc chứng rụng tóc, hói đầu, tuy không phải chịu cảnh hói đầu toàn bộ nhưng có khả năng cao phải đối mặt với tình trạng rụng tóc hai bên trán, sợi tóc thưa và yếu.
- Thay đổi nội tiết tố: Khi cơ thể bạn bị rối loạn nội tiết tố gây mất cân bằng hoocmon dihydrotestosterone, có nồng độ DHT cao kích thích bã nhờn bít hô hấp của nang tóc khiến chân tóc bạn bị yếu và gãy rụng, chu kỳ phát triển cũng bị ảnh hưởng.
- Dùng thuốc tránh thai: Khi dùng thuốc tránh thai quá nhiều, lượng thuốc lưu lại trong cơ thể cao gây ra tình trạng rụng tóc ở phụ nữ.
- Stress kéo dài: Nếu cơ thể bị suy nhược, căng thẳng do cuộc sống và công việc kéo dài cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng rụng tóc hói đầu.
- Nguyên nhân khác: Không những thế yếu tố môi trường, gội đầu không đúng cách, lạm dụng các dịch vụ làm đẹp, mất cân bằng tuyến giáp, buộc tóc quá chặt cũng gây nên tình trạng rụng tóc hai bên trán.
Xem thêm: Cấy tóc thu gọn trán giá bao nhiêu tiền?
Vậy tóc bị hói ở trán phải làm sao? Bật mí cách chữa hói trán hiệu quả
Tóc bị hói ở trán hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng không phải là chuyện dễ dàng, nếu bạn xác định được rõ nguyên nhân và chọn cho mình phương pháp hiệu quả ngay từ đầu thì có thể hạn chế được tình trạng rụng tóc và giúp cho nang tóc bị rụng mọc trở lại.
Hiện nay, có rất nhiều người khi phát hiện ra mình bị hói ở trán thì đường áp dụng các biện pháp sau:
1. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Đối với các trường hợp mới rụng tóc, hói đầu ở trán dạng nhẹ thì có thể áp dụng các nguyên liệu như dầu dừa, bồ kết, nha đam… tuy nhiên với phương pháp này hiệu quả hay không còn tùy vào từng cơ địa mỗi người, chiếm tỷ lệ % tương đối thấp.
- Tinh dầu bưởi: Lấy một vài giọt tinh dầu bưởi hòa cùng với nước và xịt đều khắp da đầu, sau đó mát xa liên tục khoảng 3 đến 5 phút, để hỗn hợp trên da đầu khoảng 30 phút nữa rồi xả lại với nước sạch là được.
- Dầu oliu: Lấy dầu ô liu đun nóng trong vài giây, sau đó để ấm và massage dầu vào da đầu trong vòng 15 đến 20 phút tập trung ở vùng 2 bên thái dương, ủ tóc thêm khoảng 30 phút nữa thì rửa sạch bằng dầu gội nhẹ và nước ấm chúng sẽ kích thích tóc mọc hiệu quả. Với phương pháp này nên sử dụng tuần 2 đến 3 lần.
- Nha đam: Lấy khoảng 1 muỗng gel nha đam tươi thoa trực tiếp lên vùng rụng tóc 2 bên thái dương để khoảng 1 giờ thì rửa sạch lại với nước hoặc dầu gội thông thường. Nha đam sẽ nuôi dưỡng các nang tóc và thúc đẩy sự tăng trưởng giúp tóc mọc lại nhanh chóng ở khu vực nhạy cảm này, để hiệu quả đạt tối ưu đừng quên gội 3 lần trong tuần nhé.
- Hành tây: Hành tây có chứa nhiều dưỡng chất như photpho, lưu huỳnh rất cần thiết cho sự phát triển tóc, kích thích tóc mọc nhanh và chắc khỏe. Dùng chính nước ép hành tây thoa đều lên tóc, kết hợp hành tây với dầu dừa, mát xa tóc khoảng 30 phút rồi gội lại bằng nước sạch thì tình trạng rụng tóc và hói trán sẽ cải thiện hiệu quả.
- Mật ong: Dùng mật ong để trị hói trán như sau: Lấy mật ong nguyên chất thoa đều lên tóc từ chân đến ngọn sau đó massage nhẹ nhàng khoảng 30 phút, cuối cùng gội lại tóc thật sạch bằng nước ấm, thực hiện chữa bệnh hói đầu bằng phương pháp này 2 đến 3 lần trong tuần để kích thích tóc mọc trở lại.
2. Sử dụng thuốc kích thích mọc tóc
Khi bị rơi vào tình trạng tóc bị hói ở trán gây mất thẩm mỹ, nhiều người đã lựa chọn sử dụng các loại thuốc nhằm kích thích mọc tóc. Những loại thuốc này chủ yếu làm tăng lượng máu đến nuôi dưỡng các nang lông, cung cấp một số dưỡng chất nên sẽ đạt hiệu quả tại chỗ khi sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả tùy vào từng cơ địa mỗi người, khi ngừng sử dụng vùng phát triển trước đó sẽ rụng hết và trở lại trạng thái ban đầu và kèm theo nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu… cần cân nhắc trước khi sử dụng.
3. Cấy tóc tự thân
Đối với những trường hợp tóc bị hói ở trán di truyền hay do bệnh lý gây ra nếu dùng các biện pháp trên không đem lại hiệu quả thì nên thực hiện phương pháp cấy tóc tự thân để cải thiện vùng tóc ở trán mọc đều, rậm và tự nhiên.
Đây là phương pháp tạo nang tóc mới, được lấy chính các nang tóc của mình để cấy vào vùng bị rụng tóc, tóc thưa nhạt màu, hói đầu. Quá trình thực hiện cấy tóc nhanh chóng chỉ 3 đến 6 giờ mà không phải nằm viện, ít xâm lấn, không chảy máu, không đau và không để lại sẹo. Đặc biệt sau khi cấy tóc 2 đến 5 tháng các nang tóc nhanh chóng ổn định và phát triển mọc dài nhanh chóng như những sợi tóc khỏe mạnh khác, đặc biệt chấm dứt hoàn toàn tình trạng rụng tóc cho bạn mái tóc chắc khỏe, tự nhiên.
Vì vậy để khắc phục tóc bị hói ở trán như thế nào cụ thể nhất các bạn có thể liên hệ 024 3219 1111 đội ngũ chuyên gia và bác sĩ của Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế luôn sẵn sàng giải đáp cho bạn.
Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế được nhiều người tin tưởng lựa chọn, đánh giá là phòng khám tin cậy, đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt về việc điều trị các vấn đề về tóc. Đồng thời cũng là đơn vị đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực cấy ghép tóc, lông mày, cấy râu, cấy lông vùng kín… được Bộ Y tế cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu tại các nước nổi tiếng như Châu Âu, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… Vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng dịch vụ tại đây.
Ngoài ra, đối với phương pháp cấy tóc trị hói trán, sau khi phẫu thuật bạn nên chú ý những vấn đề sau đây:
- Sau 7 ngày phẫu thuật người bệnh nên tránh ăn các loại đồ uống rượu, bia các đồ uống có độ cồn cao, kiêng ăn hải sản, đồ cay nóng để không bị dị ứng.
- Sau khi cấy tóc có một vài trường hợp bị phù nhẹ, đây là hiện tượng bình thường sẽ giảm bớt sau khoảng 24h.
- Không được cậy những vảy da trên vùng cấy trong vòng 10 ngày vảy này sẽ tự nhiên bong ra sau 2 tuần.
- Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng để ngủ, kê gối cao vừa phải thuận lợi cho việc tuần hoàn máu cục bộ tránh không để vị trí cấy tóc bị dính nước.
- Trong vòng 1 tháng sau khi cấy nên tránh vận động mạnh, tránh để vùng cấy tóc va chạm với bất cứ vật cứng nào như khung cửa, hoạt động kích thích vùng đầu như hấp tóc, châm cứu, nhuộm tóc…
Tham khảo hình ảnh cấy tóc tự thân trị hói trán của Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/
Tóc bị hói ở trán phải làm sao? Những thông tin trong bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về vấn đề này, hy vọng sẽ giúp bạn đọc nhanh chóng sở hữu mái tóc dày và đẹp tự nhiên.
Xem thêm: Địa chỉ cấy tóc tự thân ở đâu tốt nhất tại Việt Nam